Keyword Difficulty hay độ khó của từ khóa là một yếu tố rất quan trọng để các Seoer hay người làm SEO, phát triển website cần quan tâm để xác định thời gian Seo top từ khóa. Đôi khi chúng ta sẽ bị nhầm lẫn giữa "keyword difficulty" với mức độ "cạnh tranh của từ khóa". Chỉ số " cạnh tranh của từ khóa" trong Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google (Google Keyword Tool). Tuy nhiên " độ khó của từ khóa" và "độ cạnh tranh của từ khóa" lại khác nhau dù chúng cũng có một số điểm chung. Hãy cùng P.a Việt Nam Digital tìm hiểu khái niệm Keyword Difficulty và Cách kiểm tra độ khó của từ khóa chính xác và miễn phí.
Keyword Difficulty là gì?
Trong thế giới SEO, Độ khó của từ khóa là một thước đo hữu ích giúp bạn hiểu mức độ khó để xếp hạng cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể.
=> Xem thêm: Seo không lên top điều gì đang xảy ra với chúng ta?
Những người mới làm quen với SEO có thể nhầm lẫn giữa 'Độ khó của từ khóa' với 'Cạnh tranh' trong Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword Tool . 'Cạnh tranh' chỉ đề cập đến kết quả tìm kiếm phải trả tiền trong khi 'Độ khó của Từ khóa' áp dụng cho kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
Chỉ số độ khó của từ khóa được tính như thế nào?:
Theo nghiên cứu của Ahref (Công cụ phân tích trang web số 1 thế giới) Độ khó của từ khóa được tính dựa vào việc theo dõi các kết quả tìm kiếm tự nhiên. Và họ cho rằng có mối liên hệ mật thiết giữa keyword difficulty với số lượng tên miền liên kết về trang web. Có thể nói đơn giản càng nhiều giới thiệu tên miền trên các kết quả hàng đầu thì độ khó của từ khóa càng lớn hơn. Nghiên cứu này dựa vào việc phân tích 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu cho từ khóa mục tiêu.
Độ khó của từ khóa đánh giá cơ hội lọt vào top 10 của kết quả tìm kiếm (không phải top 3 hay top 1). Ngoài hồ sơ backlink và mức độ liên quan của nội dung, nhiều yếu tố xếp hạng bổ sung sẽ xuất hiện trong số các kết quả của trang đầu tiên của bất kỳ tìm kiếm nào.
Thang độ khó của từ khóa
Chúng tôi đo lường Độ khó của từ khóa trên thang điểm từ 0 đến 100, với mức khó nhất là mức khó nhất.
Thang đo không tuyến tính. Mỗi giá trị trên đó tương ứng với số lượng tên miền giới thiệu (RD) ước tính mà một trang cần để chuyển đến trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Đây là mối quan hệ giữa Độ khó của từ khóa và số lượng RD cần thiết:
Độ khó từ khóa |
0 |
10 |
20 |
30 |
40 |
50 |
60 |
70 |
80 |
90 |
nhắc Tên miền |
0 |
10 |
22 |
36 |
56 |
84 |
129 |
202 |
353 |
756 |
Nếu bạn đang nhắm đến một từ khóa có KD 40, bạn có thể cần khoảng 56 RD để lọt vào top 10 kết quả tìm kiếm.
Cách kiểm tra độ khó của từ khóa (Keyword Difficulty)
- Sử dụng Plugin Seoquake: ( xem bài: Hướng dẫn về Seoquake)
Seoquake là công cụ phân tích keyword difficulty hoàn toàn miễn phí , cài đặt nhanh và tương đối chính xác. Bạn chỉ cần tích hợp Seoquake lên trình duyệt và thực hiện các bước dưới đây.
Bước 1: Bật tool seoquake
Bước 2: Nhập từ khóa bạn muốn kiểm tra từ khóa vào công cụ tìm kiếm Google.
Bước 3: Chờ 30s để nhận kết quả về keyword difficulty.
- Check độ khó từ khóa bằng Ahrefs: ( Xem các bài hướng dẫn về công cụ ahrefs)
Bạn có thể sử dụng công cụ https://ahrefs.com/keyword-difficulty để kiểm tra độ khó của từ khóa
Ưu điểm: Có thể kiểm tra độ khó của từ khóa theo vị trí địa lý ( Các quốc gia)
Nhược điểm:Với bản miễn phí bạn chỉ check được chỉ số của top 3 site đứng đầu trên bảng xếp hạng từ khóa.
- Check độ khó của từ khóa bằng Semrush: ( Một công cụ phân tích từ khóa nổi tiếng không kém gì Ahrefs mà hầu hết các Seoer đều phải biết).
Việc kiểm tra độ khó của từ khóa bằng Semrush cũng khá đơn giản , tuy nhiên bạn cần phải đăng ký tài khoản để bắt đầu công việc của mình ( Nên sử dụng gmail để đăng ký).
Link check keyword difficulty tại SEMRUSH: Check SEMRUSH
=> Xem thêm: Đi tìm trọng số SEO giúp từ khóa bay cao
Trên đây là những thông tin về chỉ số Keyword Difficulty " độ khó của từ khóa" mà bạn cần nắm được , cũng như cách kiểm tra độ khó của từ khóa. Công việc tuy đơn giản nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch seo một dự án. Keyword Difficulty được đánh giá dựa vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên (Không bao gồm các kết quả tìm kiếm) , chỉ số độ khó càng cao thì công việc của bạn phải làm càng lớn. Chúc các bạn có các chiến dịch seo thành công nhé.